Những điều kiêng kỵ trong tín ngưỡng – Đá mỹ nghệ Ninh Vân

Kiêng kỵ trong tín ngưỡng

Kiêng kỵ đối với người theo đạo Phật

Kiêng kỵ đối với người xuất gia

Đối với người xuất gia bao gồm các nhà sư, tăng ni phải tuân theo rất nhiều điều kiêng kỵ cả trong ăn uống, nói năng, suy nghĩ, ăn mặc và hành động… Sau đây tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số điều kiêng kỵ trong tín ngưỡng để tham khảo:

Về ăn uống:

– Kiêng ăn tất cả những món ăn có nguồn gốc từ động vật như: thịt, cá, sữa, chứng, mỡ…: Theo tín ngưỡng của đạo Phật, tất cả các loài động vật từ nhỏ đến lớn đều là chúng sinh, là bạn với con người, vì vậy không thể ăn thịt chúng được. Bên cạnh đó, những người xuất gia phải tách rời khỏi cuộc sống trần tục, từ bỏ ham muốn, mà theo quan niệm thì ăn thịt các loài động vật sẽ làm cho con người ta trở nên hung ác và có nhiều ham muốn nhục dục.

– Kỵ ăn khi đã qua 12 giờ trưa: Theo tín ngưỡng của đạo Phật, sau 12 giờ trưa (quá Ngọ) là lúc ma quỷ đi kiếm ăn khắp nơi. Những thức ăn để đến quá 12 gờ trưa đều bị ma quỷ ăn hoặc sờ mó vào. Người xuất gia ăn những thức ăn thừa của ma quỷ thì khó giữ được tâm hồn thanh Tịnh, sáng suốt.

Kiêng kỵ trong tín ngưỡng
Kiêng kỵ trong tín ngưỡng

– Kiêng ăn mặn muốn thời kỳ mới đi tu: Những nữ tu khi mới xuất gia phải kiêng ăn mặn muối vì người ta cho rằng, ăn mặn thì thời kỳ hành kinh sẽ kéo dài và màu hành kinh sẽ đỏ đậm nên sẽ làm ô uế nơi cửa chùa.

– Kiêng ăn năm móm cay: Hành, tỏi, ớt, riềng, kiệu: Theo quy định của của nhà Phật, khi vào tụng kinh niệm Phật thì người phải sạch sẽ, quần áo phải chỉnh tề, phải vệ sinh răng miệng cho thơm tho… trong khi đó, hành, tỏi, ớt, riềng, kiệu đều là những thứ có mùi khó chịu.

– Kỵ ăn trái lệ: Theo thông lệ của nhà chùa, việc ăn uống hàng ngày phải tuân thủ theo “triêu chúc mộ phạn” nghĩa là bữa sáng ăn cháo, bữa chiều và bữa tối ăn cơm. Vì vậy người xuất gia phải tuyệt đối kỵ vi phạm lệ này.

Về nói năng, suy nghĩ:

– Người xuất gia phải luôn luôn tâm niệm một điều: Nói điều ngay, làm việc thiện. Vì vậy mà trong bất kể hoàn cảnh nào, họ cũng phải kiêng kỵ những điều sau:

+ Kỵ nói điều xằng bậy, chua ngoa.

+ Kỵ to tiếng, cãi vã.

+ Kỵ nói nhanh, nói liếng thoắng, nói nhiều.

+ Kỵ ghi nhớ những điều không chân chính.

+ Kỵ suy nghĩ về những điều không chân chính.

Kiêng kỵ trong lời nói
Kiêng kỵ trong lời nói

Về trang phục:

Theo quy định của nhà Phật, trang phục thường ngày của người xuất gia chỉ được dùng một màu là màu nâu, kiểu dáng cũng chỉ có một kiểu là áo dài tay kín cổ, quần rộng ống và chùng; khăn mũ thì may trơn theo kiểu đơn sơ chứ không có bất kỳ một họa tiết trang trí nào khác.

Các tăng, ni dù ở cấp bậc nào thì khi đi ra khỏi cổng chùa cũng phải mặc ba lớp áo: Áo hãm mình ( đối với ni) hoặc áo lót (đối với tăng), áo khách và áo dài.

Về hành động và cách sinh hoạt:

– Kỵ liếc ngang liếc dọc, mắt nhìn láo liên…mà lúc nào cũng phải nhìn thẳng hoặc nhìn xuống đất.

– Kỵ khoa chân, múa tay và những hành động bỗ bã như vỗ va, bá cổ, cầm tay, phát vào lưng, cười to… mà khi nói hai tay luôn phải chấp trước ngực, cử chỉ khoan thai, điềm đạm.

– Kiêng nằm giường cao, kiêng nằm đệm hay gối êm quá, kiêng nằm ở ngôi nhà sang trọng quá, kiêng nằm giường to dùng cho hai người…vì theo quy định của nhà Phật, người xuất gia phải sống cuộc sống thanh bần nên không thể dùng những thứ sang trọng, tiện nghi nói trên.

– Kiêng xem ca hát và nhảy múa… vì đây là những thú vui trần tục…

– Kiêng nằm ở gần lối ra vào, cửa ra vào, kỵ nằm gần cửa sổ…

Kiêng kỵ trong sinh hoạt
Kiêng kỵ trong sinh hoạt

Một số điều kiêng kỵ khác:

– Kỵ soi gương, đánh phấn, trang điểm, làm đẹp.

– Kỵ để răng trắng, tóc dài

– Kỵ sức nước hoa, sức dầu thơm, đeo đồ trang sức.

– Kỵ tơ tưởng đến chuyện dâm dục và làm điều dâm.

Kiêng kỵ đối với người quy y Phật và người tu tại gia

Ở nước ta, những người quy y Phật chủ yếu là các bà già từ tuổi 50 trở lên. Gọi là quy y Phật nhưng thực ra người quy y phải thực hiện tam quy là quy y Phật, quy y páp và quy y tăng nghĩa là quay về và dựa vào Phật, pháp, tăng. Đồng thời họ phải kiêng kỵ một số điều sau:

– Kỵ sát sinh

– Kỵ nói bậy, chửi càn, nói điều đơm đặt, nói điều ác, nói dối.

– Kỵ làm điều ác

– Kiêng sinh hoạt vợ chồng trước ngày lên chùa niệm Phật

– Kỵ tà tâm

– Kỵ trộm cắp.

Những kiêng kỵ trong tín ngưỡng của người theo đạo Thiên Chúa

Kiêng kỵ đối với giáo dân

Giáo dân còn được gọi là tín đồ đạo Thiên Chúa hay con chiên. Cũng như tín ngưỡng của đạo Phật, đạo Thiên Chúa cũng răn dạy các tín đồ của mình phải luôn làm điều thiện, tránh điều ác. Bên cạnh đó, còn dạy các con chiên phải một lòng thành kính Chúa, tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng vô biên của Chúa. Vì vậy trong cuộc sống thường ngày, các giáo dân phải thực hiện những điều kiêng kỵ sau:

– Kiêng gọi tên Chúa vào những việc phàm tục, tầm thường.

– Kiêng việc xác ngày chủ nhật và ngày lễ buộc

– Kỵ làm hại đến người khác

– Kiêng làm điều dâm dục

– Kỵ tham lam

– Kỵ làm chứng gian và che dấu sự gian dối

– Kỵ ham muốn sự tà tâm

– Kỵ ham muốn của cải trái lẽ

– Kiên ăn thịt những ngày quy định

– Kiêng kiêu ngạo và phải luôn khiêm nhường

– Kiêng hà tiện và phải luôn khoáng đạt

– Kiêng giận hờn mà phải luôn nhường nhịn

– Kiêng ham mê ăn uống mà phải tiết độ

– Kiêng Tỵ hiềm mà phải yêu thương người

– Kiêng lười biếng mà phải siêng năng.

Điều kiêng kỵ trong tín ngưỡng Thiên Chúa
Điều kiêng kỵ trong tín ngưỡng Thiên Chúa

Kiêng kỵ đối với giám mục, linh mục

Theo giáo luật của đạo Thiên Chúa thì giám mục và linh mục là những người được phép thay mặt chúa Giê su tiếp xúc với con chiên, trong đó giám mục có quyền hạn cao hơn linh mục.

Giám mục là người cai quản giáo phận, được nắm cả ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi tôn giáo.

Linh mục là người do giám mục bổ nhiệm và là người có quyền duy nhất trong việc cai quản giáo xứ. Ngoài việc phải tuân theo những điều kiêng kỵ đối với giáo dân, giám mục và linh mục còn phải kiêng kỵ một số điều sau:

– Tuyệt đối kỵ lấy vợ và sinh hoạt tình dục

– Kỵ sờ mó vào chỗ kín của mình và của người khác

Những điều kiêng kỵ trong đạo Thiên Chúa
Những điều kiêng kỵ trong đạo Thiên Chúa

Kiêng kỵ đối với nữ tu

Nữ tu là những người con gái tự nguyện dâng trọn đời mình cho việc thừ Chúa. Vì vậy, suốt đời họ không lấy chồng. Để giữ cho thân và tâm mình được tuyệt đối trong sạch, ngoài những điều kiêng kỵ trong tín ngưỡng như những con chiên bình thường khác, người nữ tu còn phải thực hiện một số điều kiêng kỵ sau:

– Kiêng nghĩ đến chuyện trai gái, tình dục

– Kiêng đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết

– Kiêng tiếp xúc với đàn ông

– Kỵ trang điểm, đánh phấn, làm đẹp

– Kiêng trang sức sặc sỡ

– Kiêng tích chữ của cải riêng

– Kiêng sao nhãng việc đọc kinh, cầu nguyện

– Kiêng sờ mó vào chỗ kín của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *