Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ [5/5 Âm lịch]

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?

Giải đáp Tết Đoan Ngọ là gì? Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ “5/5 Âm lịch”

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: “Tết Giết sâu bọ”. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ là gì?

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch

Sự tích, nguồn gốc tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Sự tích, nguồn gốc tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

 

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì và ăn gì?

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?

Ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào, nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú.

Sắm lễ Tết Đoan Ngọ cần có:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

– Các loại hoa quả:

  • Mận
  • Hồng xiêm
  • Dưa hấu
  • Vải
  • Chuối
  • Xôi, chè
  • Bánh ú tro

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

6 món ăn không thể thiếu trong lễ Tết Đoan Ngọ

– Rượu nếp

Rượu nếp là thứ không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại.

Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu.

– Bánh tro

Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

– Thịt Vịt

Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.

– Hoa quả

Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

– Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

– Chè kê

Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

 

Chi tiết bài cúng tết Đoan Ngọ

Bài cùng tết Đoan Ngọ đầy đủ:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: …………………………………….. Ngụ tại: ………………………………………….

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Trên đây là đầy đủ thông tin về Tết Đoan Ngọ, mong có thể giúp cho bạn đọc trau dồi thêm kiến thức cho mình về các ngày lễ trong năm.

Vài nét về langmodagiare.com

Đá mỹ nghệ Ninh Vân là một cơ sở chuyên chế tác và chạm khắc hầu hết các sản phẩm về đá như lan can đá, cuốn thư đá, mộ đá, lăng mộ đá,… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng với đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao đã cho ra những sản phẩm cao cấp không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong mỗi sản phẩm.

Tham khảo thêm: Chi tiết bài văn khấn Bà Chúa Kho – Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *