Những điều kiêng kỵ trong sinh đẻ, nuôi con – Đá mỹ nghệ Ninh Vân

Điều kiêng kỵ trong nuôi con

Điều kiêng kỵ trong sinh đẻ

Kiêng kỵ khi có thai

Khi xưa, trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải tuân theo tục lệ kiêng khem nghiêm ngặt được truyền tụng từ đời này sang đòi khác. Cụ thể như sau:

– Kiêng ăn nhiều chất bổ vì sợ thai to, khó sinh.

– Kiêng ăn quả sinh đôi để tránh song thai.

– Kiêng ăn trai, sò, ốc, hến vì sợ con sinh ra có nhiều rớt dãi.

– Kiêng nóng giận sợ ảnh hưởng đến thai.

– Kiêng làm việc ác để đứa trẻ sinh ra lương thiện và cũng là để phúc cho con.

– Kiêng nhìn cảnh khiếp sợ, thương tâm sợ tinh thẩn bị kích động ảnh hưởng đến thai nhi.

– Phụ nữ chửa con so kiêng hải quả trên cây sợ sây thai.

– Người đang mang thai kỵ đến gần tử thi và kiêng đưa đảm ma tiểu thương vì sợ gặp điều không lành.

– Mẹ chồng đang có chửa kiêng cưới con dân vì sợ gia đình gặp họa.

Sự kiêng khem trên đây có nhũng điểu đúng nhưng cũng có những điểu chưa đúng vôi khoa học ngày nay. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đưa ra để các bạn hiểu sâu hơn về tục lệ Việt Nam xưa.

Điều kiêng kỵ trong sinh đẻ
Điều kiêng kỵ trong sinh đẻ

Kiêng kỵ khi sinh đẻ

– Kiêng đi xa trong thời kỳ sắp sinh: Theo phong tục của người Việt Nam ta thì có thai nơi đâu phải sinh tại nơi đó, nên khi sắp sinh người đàn bà không giám đi đâu xa, sợ đau đẻ bất ngờ thì khó chuẩn bị kỹ càng cho con chào đời.

– Kiêng chôn nhau thai nông: Ngày xưa, mỗi lần sinh nở người ta mời bà mụ, tức là những bà cụ già chuyên môn làm việc đỡ đẻ theo cách thức cổ truyền. Khi sinh song nhau của đứa trẻ được đặt vào một chiếc nồi đất, đậy kín rồi đem chôn. Khi chôn nhau thai phải chôn thật sâu vì tục xưa tin rằng nếu chôn nông, đứa trẻ sẽ bị toét mắt và chốc đầu.

– Kiêng mặc quần áo lót lòng bằng vải mới cho trẻ vì sợ khó nuôi: Áo lót lòng của trẻ thường được may bằng những mảnh áo cũ của người đàn bà dễ nuôi con.

– Khi mới sinh, sản phụ kiêng ăn đồ bổ, kiêng ăn thức ăn ngon: Theo quan niệm dân gian, sân phụ sau khi sinh con cơ thể còn yếu chưa hấp thụ được chất bổ nên phải kiêng ăn thức ăn ngon và bổ sợ độc và sinh bệnh.

– Kiêng giắt tiền vào phòng của trẻ sơ sinh vì cho rằng làm như vậy thì trẻ sẽ hay giật mình.

– Kiêng vào nhà người mới đẻ vì sợ bị chạm phong long thì hay gặp xúi quẩy, công việc làm ăn không thuận lợi.

– Sản phụ kiêng nằm ở nơi trống gió sợ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Những điều kiêng kỵ trong sinh đẻ
Những điều kiêng kỵ trong sinh đẻ

Kiêng kỵ trong việc nuôi con

Kiêng kỵ khi nuôi con

– Kiêng người vía dữ, người chua ngoa, người chậm chạp, đần độn… đón trẻ sơ sinh: Ngày xưa, người ta thường sinh con tại nhà và mời bà mụ đến đỡ đẻ. Khi đứa trẻ được sinh ra, bà mụ cắt rốn và trao nó cho một người khác bể để tiến hành nốt công việc của mình. Người bể đứa trẻ nói trên được gọi là người đón trê.

– Người đón trẻ phải được lựa chọn từ trước một cách kỹ lưỡng, phải chọn người nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, sống thoải mái, dễ dãi. Theo quan niệm dân gian, nếu chọn được người như vậy đón trẻ thì sau này trẻ sẽ dễ nuôi, thông minh và nhanh nhẹn.

– Kỵ người vía dữ đến thăm trẻ: Theo quan niệm cũ, trẻ sơ sinh gặp người vía dữ sẽ bị đau ốm, quấy khóc, vì vậy mà người ta rất kỵ người vía dữ đến thăm trẻ. Nếu chẳng may có người vía dữ đến thăm thì bà mẹ phải làm phép đốt vía để xua vía dữ đi. Cách làm phép này là lẩy một chiếc áo tơi cũ (loại đan bằng lá cọ) đem ra cửa phòng đốt cho đến khi chây hết, vừa đốt vừa nói thành tiếng câu: “Ba hổn bảy vía (nếu người đến thăm là đàn ông) hoặc ba hồn chín vía (nếu người đến thăm là đàn bà), vía lành thì ổ, vía dữ thì đi”.

Điều kiêng kỵ trong nuôi con
Điều kiêng kỵ trong nuôi con

– Kiêng gọi trẻ bằng tên chính thức: Ngày xưa, khi đứa trẻ sinh ra dù đã được đặt tên chính thức nhưng người ta cũng không bao giờ gọi chúng bằng tên này mà chỉ gọi bằng tên tục. Hẩu hết các nơi đều gọi tên tục của con trai là “cu” và con gái là “đĩ”; nhưng cũng có một số địa phương lại gọi con trai là “cò” và con gái là “hĩm”. Sở dĩ người ta kiêng gọi tên chính thức của trẻ như vậy là để tránh bị ma quỷ nhòm ngó làm trẻ hay đau ốm, khó nuôi.

– Kiêng cạo đầu, cắt tóc cho trẻ khi trẻ chưa được đầy tháng: Theo phong tục dân gian, thời xưa khi trẻ sơ sinh được đầy tháng phải cạo trọc đẩu còn gọi là cạo lãng thai.

Việc cạo đầu thường được tiến hành rất công phu và phải sắm cả lễ cúng Thọ Anh Vương Mẫu. Người ta cho rằng, cạo đẩu cho trẻ thì sau này tóc trẻ sẽ mọc dày và mượt, nhưng nhất thiết trẻ phải được đầy tháng trở lên mới được cạo đầu, nếu cạo đẩu hoặc cắt tóc khi trẻ chưa đẩy thảng thì trẻ sẽ bị chốc đẩu hoặc tóc không mọc được nữa.

– Kiêng khen trẻ đẹp, mập hay bụ bẫm. Người ta kiêng điểu này vì cho rằng khen như vậy là đã quở quang trẻ, làm cho trẻ suy sút, đau ốm.

– Không đưa trê qua cửa số cho người khảo bổng bế, vì theo quan niệm dân gian, làm như vậy sau này lớn lên trẻ sẽ làm nghề trộm cắp.

– Kiêng đặt tên cho con trùng với tên các vị thàn ở làng mình và làng bên cạnh. Ngoài ra còn phải tránh cả tên ông tổ họ nội, họ ngoại, những họ khác trong làng và tên ông bà cha mẹ của người thân, bạn bè.

Điều kiêng kỵ khi đi cầu tự
Điều kiêng kỵ khi đi cầu tự

Kiêng kỵ đối với con cầu tự

Thời xưa và ngay cả thời nay, một số cặp vợ chống sinh con một bề (toàn con gái) hoặc muộn mằn về đường con cái thường đến những nơi thờ tự như chùa Hương, Kiếp Bạc. .. để xin con, cầu con. Những đứa trẻ được sinh ra sau một thời gian cha mẹ chúng cầu cúng ở những nơi này được gọi là con cầu tự. Theo quan niệm dân gian, những đứa trẻ này vốn là con của Trời, Phật, Thánh cho xuống đâu thai vào nhũng gia đình hiếm hoi này; vì vậy nếu cha mẹ chúng không biết cách chiều chuộng thì chúng sẽ tự ái mà “bỏ đi”, không ở vôi cha mẹ nữa. Cách chiều chuộng con cẩu tự là phải kiêng kỵ những điều sau:

– Kiêng không gọi chúng là “thằng” , “cái”, “đứa” mà phải gọi là “cô” , “cậu”.

– Kiêng cho chúng ra nắng, ra gió, đẩu trần, chân đất, tắm nước ao chuôm; mà phải cho đội nón mũ, đi gìày dép mỗi khi ra ngoài, phải tắm nước mưa, nước giếng.

– Kiêng cho ăn những thức ăn tạp như: Ngô, khoai, sắn, cám, các loại côn trùng…

– Kiêng cho chúng làm những việc có liên quan đểu những thứ ô uế như: Phân gio, nước giải, rác bẩn…

– Kiêng đánh mắng chúng hoặc nặng lời với chúng, mà lúc nào cũng phải dỗ dành ngon ngọt.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong sinh đẻ và nuôi con mong các ông bố bà mẹ tham khảo để có thể chăm non cho con cái của minh một cách tốt nhất để mang lại những điều tốt đẹp cho con của mình.

Các bạn đọc có thể tham khảm thêm những điều kiêng kỵ trong dịp tết nguyên đán để giúp cho gia đình sang năm mới gặp nhiều may mắn và tránh được những điều không may vào nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *