Theo quan niệm về phong thủy của người Việt Nam, một ngôi đất táng có thể làm cho con cháu phát đạt, nhưng cũng có ngôi đất táng chỉ đem lại sự lùn bại cho huyết thống. Đất có ảnh hưởng sâu xa tới xương cốt của người đã khuất. Có chỗ xương cốt được bảo tồn, có chỗ thì xương cốt lại mau bị hư hại.
Chọn đất mai táng cho người đã khuất thể hiện được sự kính trọng, lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu với ông bà hay người thân đã khuất nhằm mang lại nhiều may mắn mong người phù hộ có nhiều sức khỏe, tài lộc cho gia đình.
Chọn đất âm trạch chuẩn phong thủy
Cổ nhân quan niệm, mảnh đất xây huyết mộ và người qua đời phải tương thích với nhau, thời điểm chôn và người qua đời cũng phải phù hợp, đó chính là nói về tác dụng của sinh khí.
Khi chọn đất an táng nên là nơi khô ráo: xưa có câu “Chôn cạn thì hay bị Cầy, Cáo bới xác, chôn sâu thì chạm mạnh nước, do vậy phải chôn trên gò cao để tránh nạn Cầy, Cáo và nạn dầm nước, xác nhau thối rửa là không thích hợp”. Khi xem đất đầu tiên phải xác định phương hướng vị sinh khí và tử khí trong tháng định xây cất, rồi mới xem ngày, giờ động thổ.
Xem hướng của âm trạch (Bát cẩm trạch)
Nói đến “Bát cẩm trạch”, là bàn vê cách xem hướng của âm trạch (mộ huyệt của người chết, hướng của Dương trạch (nơi cư trú, làm việc của người sống), tốt hay xấu, sau khi đã điểm huyệt – định vị.
Nguyên tắc Âm trạch hay Dương trạch không khác nhau, nhưng sự liên hệ và ảnh hưởng của Dương trạch là chực tiếp hơn, quan trọng hơn đối với người sống do đó phải tỉ mỉ hơn.
Khi xem đất lất lấy huyệt, chỉ cần xử lý thỏa đáng khí, loại bỏ sát khít tiêu nạp, khống chế biện giải thần tính là có thể đạt được mục đích của tướng địa.
Địa thế ở những địa điểm khác nhau, đất có những bức xạ khách nhau dưới tác động của trường trái đất, nơi có công xuất bức xạ rất lớn gọi là miền “địa chấn”.
Vị trí, hướng mộ, sự hưng (mộ kết), suy (động mộ) của mộ phần là do ở sự lưu hành của khí mạch. Được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điểm đất lớn, hưởng phước, lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ.
Thuật phong thủy và chọn đất mộ phần
Thế gió: Cổ nhân cho rằng khí thăng phong tắc tán (một khi khí không tụ thì hưng vượn sẽ mất), như vậy cần tụ khí, tránh khí tán. Khí vượng (mộ kết) thì nhân càng vượng, làm ăn phát đạt, phước lộc song toàn. Tuy nhiên khí tụ phải là khí tốt (khí Dương) chứ không phải loại khí tử (khí Âm).
– Muốn tụ được khí tốt trước hết phải có địa hình tốt, hướng tốt, để đón được gió Dương từ từ, hiu hiu thông thoáng mà không oi bức. Coi loại gió thẳng ào ào như mũi tên bắn thẳng vào, là loại gió Âm không tốt, cần phải tránh.
Thế núi nhấp nhô cao thấp muôn hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện như thể rồng bay, đó là nơi sinh long. Núi gần quá, mà núi quá dốc thì cũng không nên (gần núi quá thì thường con cháu an phận thủ thường, nhụt đi nhuệ khí phấn đấu, thích nhàn hạ), còn đằng sau là vách núi dựng đứng thì thường con cháu bị tổn thọ.
– Không nên đặt mộ phần ở sườn núi, thế này thuộc điện hung (dễ bị lỡ đất). Đặt trên vách núi cheo leo (hay bên bờ biển dốc), dễ gây hao tổn thần kinh, luôn thường trực mối lo nguy hiểm, bất an cho thân quyến.
Thế nước: Long ngàn chi vạn mạch là do Càn, Khôn tạo hóa thành, có cát, hung khác biệt nhau. Tìm được miếng đất gần sông, hồ hoặc vùng quê có ao, đầm thì thật là thuận lợi về nhiều phương diện.
Sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co, mềm mại thì càng hội tụ nhiều khí tốt lành. Vị địa, nếu bên trái có nước chảy thì được Thanh long, phải có đường dài thì được Bạch hổ, trước có ao (hồ, đầm) thì được Chu tước, sau có gò, đống núi non thì được Huyền vũ. Nếu được tất cả thì đất rất tốt.
Thế đất: Địa thế nên bằng phẳng, thì sẽ có thế địa vững chắc, còn bị nghiêng và dốc thì phần nhiều nhân thân gặp tai nạn xe cộ. Thế đất tốt là thế đất bằng phẳng, khô ráo, cây cối, cỏ hoa tươi tốt.
Trên đây là những thông tin về phong thủy chọn đất mai táng móng giúp các độc giả hiểu hơn về cách chọn hướng, chọn đất để đặt mộ. Bạn đọc có thể truy cập những điều kiêng kỵ khi xây nhà để trau dồi thêm kiến thức về nhà ở cho mình cũng như giúp được người thân của mình