Khái quát về Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Ðiều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Ðồng Kiên Cương, 1284 -1330) là ông tổ thứ hai. Lý Ðạo Tái (1254 -1334 ) pháp danh Huyền Quang tôn giả, là ông tổ thứ ba.
Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh.
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Bài văn khấn tại Chùa Đồng Yên Tử
Bạn nên đọc qua mấy lượt bài văn khấn trước khi đến chùa khấn vái để cầu được suôn sẻ nhé:
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật. chư vị Bồ Tát. chư Hiền Thánh Tăng. Hộ pháp Thiện thần. Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày……. tháng…… năm. ……(Âm lịch)
Tín chủ con là. …….Ngụ tại. ……………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ.
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ. Thiên nhãn. Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn. linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được. ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Một số điều lưu ý khi đi đến chùa Yên Tử
Với câu ca dao “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu” mỗi người hiểu theo một ý nhưng việc đặt chân lên đỉnh chùa Đồng không chỉ là một chuyến hành hương về đất Phật mà mang ý nghĩa khác, là sự chiến thắng bản thân, vượt qua những mệt mỏi, khó khăn để hòa mình vào với trời đất, đắm mình vào tĩnh mịch, cõi tâm, cõi thiện… Vậy lên việc lên Yên Tử, du khách cần lưu ý trong cả văn hóa ứng xử giữa người với người, giữ gìn ngay cả trong lời ăn tiếng nói, hành động.
– Lễ: khi sắm lễ dâng hương tại chùa, đặc biệt là đất Phật Yên Tử, bạn chỉ nên chọn các loại lễ ngọt chay tịnh như hương, hoa, quả, oản, xôi, bánh kẹo… tuyệt đối không mang lễ mặm như thịt mồi, giò, chả, thịt trâu…
– Không nên sắm sửa vàng tiền âm phủ khi đi cúng Phật tại chùa.
– Trang phục lịch sự, kín đáo khi lên chùa. Nên chọn các loại giày chuyên leo núi, giày thể thao chắc chắn vì đường lên núi rất khó đi, không chọn các loại giày mềm, cao gót khi đi Yên Tử.
– Không vất rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan chùa sạch – đẹp.
Xem thêm: Bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà