Kiêng kỵ trong việc chữa bệnh
Ở nước ta xưa kia, ngành y dược chưa phát triển như bây giờ, người bệnh thường được chữa trị theo phương pháp bắt mạch bốc thuốc của thầy lang. Thuốc tân dược ngày đó cũng chưa có nên các phương thuốc lưu hành trong dân gian chủ yếu là thuốc nam, thuốc Đông y gia truyền, thuốc Bắc…
Trong quá trình chữa bệnh bằng các phương pháp nói trên, không chỉ người bệnh mà ngay cả bản thân thầy thuốc cũng phải kiêng kỵ nhiều thứ một cách cẩn trọng.
Những kiêng kỵ của người thầy thuốc
– Kỵ khám bệnh vào các ngày sau trong tháng: này Nhâm Dần, Nhâm Ngọ, Giáp Dần, Kỷ Mão.
– Kỵ chữa cho những bệnh nhân mà thầy biết chắc là bệnh tình không thể qua khỏi: Khi xem mạch cho bệnh nhân, bằng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, thầy thuốc sẽ biết rõ về tình hình sức khỏe của họ.
– Kỵ chữa cho bệnh nhân điều trị nhiều thầy thuốc cùng một lúc: Mỗi thầy lang có một phương pháp chữa bệnh khác nhau do cha ông hay người thầy của mình truyền lại, cộng với kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy mà đối với cùng một căn bệnh nhưng mỗi thầy lang lại có một cách chữa trị khác nhau. Đôi khi cùng một con bệnh những mỗi thầy lang lại chuẩn đoán bệnh khác nhau. Nếu chữa nhiều thầy một lúc thì phương pháp điều trị không nhất quán, có khi gây rối loạn.
– Kỵ khám bệnh cho phụ nữ mà không có người nhà của họ có mặt ở đó: Thời xưa, những người hành nghề thầy lang chủ yếu là đàn ông. Khi thăm khám bệnh cho bệnh nhân, thầy lang chủ yếu là đàn ông. Khi thăm khám bệnh cho bệnh nhân thì thầy thường cầm tay bắt mạch, nắn bụng, đôi khi phải xem xét cả một vài chỗ kín trong cơ thể…
Những công việc này là chuyên môn của người thầy thuốc, nhưng đối với những người hành nghề không đứng đắn thì rất dễ nảy sinh hành vi sàm sỡ. Vậy nên để tránh mang tiếng oan, những người thầy thuốc có nhân cách khi khám bệnh cho phụ nữ rất kỵ việc trong phòng khám chỉ có một thầy thuốc và một bệnh nhân.
– Kỵ nói với bệnh nhân tình trạng nguy kịch của họ: Khi khám bệnh cho bệnh nhân, nếu thầy thuốc thấy bệnh tình của họ nguy kịch thì thường không cho họ biết mà nói cho người nhà của họ. Vì tránh cho bệnh nhân bi quan, chán nản không còn ý chỉ chiến đấu với bệnh tật hoặc có hành vi tiêu cực đáng tiếc.
Những kiêng kỵ đối với bện nhân và người nhà bệnh nhân
– Kỵ uống thuốc và chữa bệnh vào ngày Tuất hàng tháng vì đó là ngày quỷ cốc.
– Kỵ chữa nhiều ông thầy cùng một lúc, chữa bằng nhiều phương thuốc khác nhau như vừa ống thuốc Bắc, vứa uống thuốc Nam,…
– Kỵ ăn uống những thứ quá bổ dưỡng trong thời kỳ đang chữa bệnh: Người xưa cho rằng, khi đang điều trị bệnh nếu bệnh nhân ăn những thức ăn quá bổ dưỡng thì cơ thể sẽ không hấp thụ hết gây khó khăn cho việc chuẩn đoán.
– Kỵ ăn uống chất kích thích trong thời kỳ chữa bệnh: Chất kích thích bao gồm: ớt, tỏi, hạt tiêu, thuốc lá, rượu, thuốc lào, cà phê…
– Kỵ mở thuốc ra xem khi đang trên đường mang thuốc về: Khi mang gói thuốc ( thuốc Bắc hoặc thuốc Nam) từ nhà thầy về, người ta kỵ mở ra xem vì cho rằng như thế thuốc sẽ không hiệu nghiệm.
– Kỵ uống thuốc quá liều chỉ định.
– Đau bụng kỵ uống nhân xâm, say sắn kỵ uống thuốc cảm: Theo kinh nghiệm xưa, người bị say sắn mà uống thuốc cảm, đau bụng mà uống nhân sâm thì không thể cứu được nữa.
Trên đây là những thông tin khá quan trọng trọng việc chữa bệnh, mong các độc giả tham khảo nhiều hơn để chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình.
Thêm một thông tin cũng quan trọng không kém, các độc giả có thể tham khảo là “điều kiêng kỵ trọng việc sinh đẻ, nuôi con“