Người Việt Nam ta có tục chôn cất người chết và chăm sóc mộ phần một cách chu đáo chứ ít hỏa thiêu như một số nước Tây Âu khác. Đối với một người người qua đời cần phải có hai lần mai táng, lần đầu là chôn thi hài người chết để trong áo quan bằng gỗ, gọi là hung táng và lần thứ hai là bốc mả, đựng hài cốt người chết vào tiểu đem chôn ở nơi khác gọi là cát táng. Và quan trọng nhất vẫn là phải biết những điều kiêng kỵ trong việc chăm sóc mồ mả cho người đã khuất phải thật cẩn thận và chu đáo để nơi an nghỉ được yên tĩnh, tốt đẹp nhất cho người đã khuất.
Một điều cần biết là ngôi hung táng gọi là mả phải đắp hình chữ nhật, ngôi cát táng gọi là mộ và nên đắp hình tròn.
Sau đây tôi gửi tới các độc giả những thông tin trong việc kiêng kị trong việc chăm sóc mổ mả người thân đúng nhất thể hiện được lòng hiếu thảo của con cháu khi chăm sóc mộ phần của gia tiên.
Kiêng kỵ trong việc để mả
– Điều đầu tiên là kiêng chèo lên mả, kiêng đụng cuốc thuổng vào mả: Theo quan niệm dân gian, nếu chèo lên mả hay đụng cuốc thuổng vào mả ( đặc biệt là ba ngày sau khi chôn cất) thì sẽ bị động mả, gia đình con cháu sẽ bị tai họa.
– Kỵ để mặt trời soi vào thi hài khi cải cát: Người xưa cho rằng, người chết thuộc về cõi âm, còn mặt trời là dương, nếu để mặt trời trực tiếp dọi vào hài cốt thì hài cốt sẽ bị hao mòn, dần dần sẽ tiêu hết . Vì vậy, người ta thường làm lễ cải cát vào sáng sớm hoặc trong đêm.
– Kỵ cải cát khi ngôi mả có một trong các hiện tượng sau:
+ Phần đất bên trên và xung quanh mả ngày một to ra, đầy thêm mặc dù không có ai đắp thêm.
+ Cỏ trên mả ngày một xanh tốt hơn hẳn cỏ ở chân mả và khu vực xung quanh.
+ Thấy con rắn vàng sống ở khu mả
+ Khi mở tấm ván thiên ra thấy có dây tơ hồng quấn quanh thi hài
+ Đất ở khu mả tỏa hơi ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước chảy hoặc có những giọt nước trắng đọng lại như sữa.
Người xưa cho rằng, những ngôi mả có một trong các hiện tượng trên là mả đã kết phát, nếu gia đình nào đào ngôi mả kết phát lên thì con cháu sẽ bị lụn bại, khốn khó nên người ta tối kị việc cải cát những ngôi mộ này.
Kiêng kỵ trong việc chăm sóc mộ phần
Sau khi làm lễ cải cát, người ta đem hài cốt xếp vào trong một chiếc tiểu rồi chọn nơi đất tốt để chôn. Đây là ngôi mộ vĩnh viễn của người quá cố nên con cháu thường chọn đất và chăm sóc rất cẩn thận.
Những điều kiêng kỵ trong việc chăm sóc mồ mả nói chung hay mộ phần nói riêng làn những việc hết sức quan trọng và cẩn thận nên những điều kiêng kỵ dưới đây là điều cần phải biết:
– Kỵ đặt mộ ở thế đất có dòng nước xoáy vào chân mộ, có đường đi đâm thẳng vào trước mặt mộ: Người ta cho rằng nếu mộ bị nước xoáy lâu ngày thì dễ bị mất mộ, mộ bị con đường đâm thẳng vào là thế đất không tốt. Nếu đặt mộ ở những nơi nói trên thì mộ dễ bị “động”, con cháu gắp nhiều rủi ro trong làm ăn, sức khỏe, cuộc sống.
– Kỵ đặt mộ ở rìa đường, ở thế đất có tên là đuôi rắn, tai trâu, tai voi, vó ngựa: Theo quan niệm dân gian, những thế đất trên đều không tốt. Nếu đặt mộ ở nơi này thì con cháu sẽ bị người khác đè đầu cưỡi cổ và sốt đời nghèo túng.
– Kỵ đặt mộ ở nơi mà ngay trước mặt đã có mộ của nhà khác án ngữ: Người ta quan niệm rằng, ngôi mộ nào mà có mộ của nhà khác án ngữ ngay trước mặt thì bao nhiêu bổng lộc người ta hưởng hết, còn bao nhiêu tai họa thì mình phải chịu đựng cả.
– Kỵ đặt mộ theo hướng xung với tuổi của người nằm dưới mộ: Dân gian quan niệm nếu đặt mộ theo hướng này thì trong nhà không yên, con cháu không khá được.
– Kỵ rễ cây đâm xuống xuyên vào trong tiểu, kỵ tiểu trơ ra khỏi mô đất, kỵ mất nắp tiểu để hở hài cốt ra ngoài: Người xưa quan niệm rằng, những ngôi mộ bị một trong các hiện tượng trên là do con cháu không chăm nom cẩn thận. Gia đình nào để mộ phần như vậy thì gia phong ngày một xuống dốc, bại hoại, trong nhà luôn luôn có sự mâu thuẫn, lục đục,…
Trên đây là những điều kiêng kỵ trong việc chăm sóc mồ mả mà các bạn nên biết, những việc này rất quan trọng và linh thiêng thể hiện lên long thành kính, hiếu thảo của con cháu với mộ phần của gia tiên để mong được phù hộ có nhiều may mắn và tài lộc cho con cháu.