Mục Lục
10 Hình ảnh cổng tam quan chùa bằng đá đẹp nhất
10 Hình ảnh cổng tam quan chùa bằng đá đẹp nhất. Mẫu cổng chùa bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối đẹp nhất, chạm khắc hoa văn tinh xảo bởi các nghệ nhân chế tác đá có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm. Dưới đây là các mẫu cổng tam quan chùa bằng đá đẹp nhất của cơ sở Đá mỹ nghệ Ninh Vân đã thi công và lắp đặt. Mời quý khách hàng tham khảo.
Mẫu cổng tam quan đình chùa bằng đá đẹp
=====>>> Xem thêm các mẫu cổng tam quan bằng đá đẹp nhất của cơ sở Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Địa chỉ làm cổng quan quan bằng đá đình chùa đẹp nhất
Đá mỹ nghệ Ninh Vân là một cơ sở có truyền thống lâu đời trong nghề đá, với ưu thế về chất liệu đá xanh và một đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao nhiều năm kinh nghiệm đã chế tác ra nhiều sản phẩm không chỉ cổng đá mà nhiều hạng mục khác như: mộ đá, lăng mộ đá, cổng đá, cột đá, chân cột đá, cuốn thư đá, lan can đá,… cao cấp với giá thành hợp lý nhất hiện nay. Để được tư vấn chi tiết hơn về cổng đá, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi: Đá mỹ nghệ Ninh Vân
- Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư- Ninh Bình
- SĐT: 0912.528.234
- Website: langmodagiare.com
Đá mỹ nghệ Ninh Vân “Uy tín được tạo nên từ sự hài lòng của mỗi khách hàng”
Tìm hiểu về cổng tam quan
Cổng tam quan là loại cổng có 3 lối được thiết kế với kiến trúc xưa, cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên cạnh. Vách cổng được làm từ gỗ hay xây tường gạch hoặc bằng đá. Phía trên công tam quan được lợp mái. Hai bên lối đi của các cổng lớn và cổng nhỏ thường đắp câu đối, phần trán cửa được ghi tên chùa hay tên cửa.
Cổng tam quan cũng được phân làm 2 loại đó là cổng tam quan có gác và cổng tam quan kiểu tứ trụ
- Cổng tam quan có gác: Được thiết kế nhỏ chỉ làm một tầng, có nhiều nơi xây hai tầng mái hoặc xây gác bên trên. Cổng tam quan có gác được làm bằng gạch và đá thì đều có gác, dù có thể chỉ là gác giả để tạo chiều cao. Có nhiều cổng được xây thành ba tầng. Khi thiết kế gác ở trên thường dùng nơi đó để treo chuông, khánh, và trống dùng trong nghi lễ nhà chùa, đền.
- Cổng tam quan kiểu tứ trụ: Cổng tam quan kiểu tứ trụ dùng bốn cột trụ biểu. Hai cột trụ giữa của cổng cao hơn hai trụ bên để chia thành ba lối đi. Nối liền bốn cột trụ biểu ở phía bên trên là xà cách điệu làm trán cổng. Cũng có chùa xây dựng cổng tam quan với kết cấu kiểu tứ trụ, mái cong, tạo cho tam quan chùa dáng độc đáo, có một không hai.
Ý nghĩa của cổng tam quan
Cổng tam quan chùa, đình, đền, lăng mộ,… là một nét đặc trưng trong kiến trúc cũng như văn hóa Việt. Quan niệm về cổng tam quan cũng có khác biệt giữa những giai cấp, tín ngưỡng xưa.
Quan niệm của Phật giáo
– Trong Phật giáo ý nghĩa phổ biến nhất của cổng tam quan là. Nó tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm. : Hữu Quan, Không Quan và Trung Quan. Trong đó Hữu Quan thể hiện cái Sắc (giả). Không Quan thể hiện cái Không (vô thường) và Trung Quan thể hiện cái trung, sự dung hòa giữa Sắc và Không. Nhưng cũng có những quan niệm khác cho rằng cổng tam quan là ý niệm về Tam giải thoát môn bao gồm. Vô tác, vô tướng, vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Khi con người hiểu rõ ý nghĩa của ba cửa này mới có thể thoát tục. Bỏ qua những thị phi, khổ đau, ai oán để tìm được sự an lạc, bình yên.Một số quan niệm cũng cho rằng cổng tam quan là dành cho Tam bảo.
Quan niệm của thời đại vua chúa xưa
– Theo phép tắc vua chúa thời xưa cổng tam quan là để phân chia cấp bậc khi đi qua. Vua chúa sẽ đi cửa chính, quan văn sẽ đi cửa tả, quan võ sẽ đi cửa hữu. Vì lẽ đó mà tất cả các công trình đền, chùa, đình, miếu,… đều phải thiết kế cổng tam quan để đón vua chúa về thăm. Ngày thường cửa chính sẽ được đóng chỉ mở cửa hữu và cửa tả, chỉ mở khi có lễ hội lớn hoặc vua chúa về thăm.